Trong khoang miệng có rất nhiều cơ quan như răng, lợi, vòm miệng, lưỡi, màn hầu, niêm mạc miệng (má), tuyến nước bọt, sâu hơn một chút còn có amidan, miệng thông với mũi, thực quản, phế quản.
Khi một hay nhiều cơ quan này bị "trục trặc" do viêm nhiễm, tổn thương đều có thể tạo "mùi" khó chịu cho khoang miệng. Khi bạn thở, nói chuyện sẽ ảnh hưởng tới người khác, điều đó làm cho bạn thấy khó chịu. Xem thêm: http://laycaorang.org/6-cach-don-gian-lay-cao-rang-bang-banking-soda/
Muốn loại trừ sự "khó chịu" này bạn phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hóa… để tìm nguyên nhân, tìm xem "thủ phạm" đích thực là cơ quan nào, mức độ ra sao mới điều trị được bạn.
Một số yếu tố bên ngoài bạn cũng cần lưu ý:
- Khi cơ thể bạn thiếu nước, nước bọt tiết ra không đủ làm ẩm khoang miệng khiến bạn bị khô miệng, có thể gây hôi miệng.
- Khi răng bạn bị thưa, sâu, khuyết răng, răng mọc không đều… khiến cho việc vệ sinh răng khó khăn, không loại bỏ hết thức ăn thừa dính ở răng hoặc kẽ răng, thức ăn này khi phân hủy cũng gây mùi khó chịu.
- Một số thực phẩm có mùi (hành, tỏi, rau…) khi ăn sống cũng có thể tạo mùi.
- Nguyên nhân tâm lý cũng có thể gặp: bạn quá chú ý, tự cảm thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu.
Một số thực phẩm có mùi (hành, tỏi, rau…) khi ăn sống cũng có thể tạo mùi.
Nếu có điều kiện bạn nên đi khám tổng thể các chuyên khoa như trên để tìm nguyên nhân gây hôi miệng. Kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách, sau khi ăn nên đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết thức ăn thừa.
Không để cơ thể bị thiếu nước. Trước khi gặp "đối tác" có thể dùng một số thực phẩm loại mùi như chè khô, vỏ cam, quýt (nhai, ngậm trong khoang miệng), kẹo cao su…